G-2SS5KDXDJ9.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng: Làm ở đâu? Hồ sơ thế nào?

Khi nhận thừa kế của người chết để lại, những người thừa kế phải tiến hành làm thủ tục nhận thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong các thủ tục phổ biến là thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Trường hợp nào khai nhận di sản thừa kế?

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng, việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như sau:

Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Từ quy định này, có thể thấy, việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện trong hai trường hợp:

  • Chỉ có một người thừa kế duy nhất hưởng di sản thừa kế do người chết để lại theo pháp luật.
  • Di sản có nhiều người cùng được hưởng và những người này thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Như vậy, khi hai đối tượng nêu trên có yêu cầu thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế chi tiết nhất

Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng. Cụ thể:

Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

Theo đó, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng, hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của cơ quan thực hiện công chứng)
  • Giấy tờ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú...
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe… (với di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu).
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản như: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, quyết định nhận con nuôi…
  • Giấy chứng tử của người đã chết bao gồm người để lại di sản thừa kế và các người thừa kế khác (nếu đã chết).
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu các đồng thừa kế không thể cùng có mặt tại một nơi để ký văn bản khai nhận di sản thừa kế).
  • Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có).

Cơ quan công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Như quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó, theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng gồm:

Thời gian giải quyết

Thời hạn thực hiện công chứng là từ khi nhận được yêu cầu và thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng cho đến ngày trả kết quả.

Thời hạn này nêu tại khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng là 02 ngày làm việc. Với hợp đồng, giao dịch phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn này nhưng không quá 10 ngày làm việc.

» Xem thêm: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Tuy nhiên, đáng chú ý rằng, theo khoản 1 Điều 43 Luật Công chứng:

Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.

Trong khi đó, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng nêu rõ:

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Như vậy, ngoài thời gian niêm yết thì việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện từ 02 - 10 ngày.

Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Trong đó:

  • Thời gian niêm yết: 15 ngày.
  • Địa điểm niêm yết: Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được thì tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Đặc biệt, nếu di sản là bất động sản thì còn phải niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản.
  • Người đi niêm yết: Tổ chức hành nghề công chứng.
  • Nội dung niêm yết: Ghi rõ họ, tên của người để lại di sản; họ tên người khai nhận di sản; quan hệ giữa người để lại di sản và người khai nhận di sản; danh mục di sản thừa kế. Đặc biệt phải ghi rõ:

Như vậy, căn cứ các quy định trên, thời gian giải quyết khai nhận thừa kế dao động từ 17 - 25 ngày.

Trên đây là quy định về thủ tục khai nhận di sản thừa kế chi tiết nhất. Nếu còn băn khoăn, quý khách có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/

Rất mong được phục vụ khách hàng!

Trân trọng!

Chia sẻ: